Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

CÂU CHUYỆN ĐỘI VÀ GÁNH

         Cuối thập niên 70 của thế kỷ trước tôi học trường Không quân trong Nha trang,đơn vị tôi gồm người tứ xứ từ bắc vô nam nhưng quê Thái bình chỉ có tôi và một anh người Hưng hà.Khỏi nói việc trêu trọc quê hương của nhau giữa những người lính,mỗi địa danh đều có lý do nào đó để vui vẻ bông đùa,riêng đất Thái bình ta là phong phú nhất nào là "Thái bình có cái cầu Bo - có nhà máy cháo có lò đúc muôi" hay là "Tay gậy tay bị".v.v...
Nhưng khi giữa hai người cùng quê lúa với nhau thì tôi lại thua cái anh chàng Hưng hà này,chẳng hiểu sao anh ta biết rõ quê mình đến thế,có lẽ anh ta ở một xã nào đó giáp Vũ thư mạn Đồng thanh Tam tỉnh.Anh ta nói dân Bách thuận nhà ta cái gì cũng đội lên đầu,chắc đội cả phân !Tôi phải tốn với anh ta một chầu nhậu cùi dừa bách đa từ khoản phụ cấp còm cõi rồi nhân lúc vui vẻ giải thích cho anh ta hiểu vì sao dân mình ưa đội mà không gánh như những nơi khác.
Khi xưa đất quê ta không có ruộng cấy lúa mà chỉ trồng dâu nuôi tằm, ngoài ra trồng thêm hoa màu cùng cây ăn quả.Mỗi nhà,mỗi gia đình đều có những mảnh vườn to nhỏ,ở đó ngoài cây ăn quả bao xung quanh ở giữa là những rạch dâu,dưới chúng là những luống rau hay luống hoa.Bởi là vườn nhà nên người dân không phải vận chuyển phân do hay các sản phẩm phục vụ việc chăm bón khác.Những thứ làm ra được tiêu thụ chủ yếu ở chợ Nhà,mùa nào thức ấy,khi ít rau cải,đôi khi rổ su hào hoặc hoa quả chín theo mùa v.v...Một lý do nữa là khi xưa quê ta lũ lụt hàng năm,có những quãng đường bị ngập nước thường xuên khi nước lớn,nên không thể dùng quang gách gánh hàng như những vùng quê khác.Được cái tất cả hàng hoá đều rất sạch sẽ ,thường đựng trong rổ hay thúng nên có thể đội trên đầu và thường được lót thêm cái bị cói.Cứ như vậy từng tốp từng nhóm các bà các chị khi xưa đi chợ,trên đầu là rổ là thúng,có người phải dùng tay giữ cho khỏi đổ ngiêng,có nhiều bà đội siêu đến nỗi chẳng cần phải giữ,dù đội trên đầu mà hay tay vẫn vung vẩy thật tài.Những rổ rau quả đó không quá nặng nên đội thì đơn giản hơn nhiều vì nếu gánh trên vai như các nơi khác thì quá cồng kềnh nào đòn gánh nào quang nào thúng, có cảm giác vương vướng thừa thãi.Lời giải thích đơn giản đó của tôi quả là tác dụng,cái anh bạn Hưng hà đó sau không thấy nhắc lại nữa.
Chuyện dân ta cái gì cũng đội lên đầu cũng là phong cách riêng độc đáo của một vùng đất bãi.Thuở ấy đi dân công nghĩa vụ làm các công trình thuỷ lợi trong huyện trong tỉnh trong khi các nơi đều dùng quang gách thì dân ta,đàn ông với cái bao cũ đội chéo trên đầu vác hòn đất to đùng đi băng băng,phụ nữ thì mỗi người một thúng đất đội trên đầu trước ánh mắt ngạc nhiên của bè bạn.Nhưng ấn tượng hơn nhiều là những bà những cô ngày ngày đội hàng sang Nam định để bán,một ấn tượng cảm phục xen lẫn xót xa.Những rổ rau quả được xếp nhiều lớp chồng lên nhau,có khi nặng cả gần tạ, đội trên quãng đường cả chục cây số,từng bước chân cần mẫn lặng lẽ,dáng đi nặng nhọc từng sớm hôm chỉ để kiếm những đồng bạc ít ỏi trong cuộc sống còn nhiều gian truân.
Người Bách thuận nay vẫn buôn bán như vậy,nhưng những người đội hàng không còn nhiều,thay vì đội họ dùng ô-tô,xe máy hay ít ra cũng chở hàng bằng xe đạp,nhưng đội cũng là mội nét đặc trưng văn hoá của quê hương mà ta khó thấy ở các vùng quê khác.Người Bách thuận mình có gánh không nhỉ ?Xin thưa là có !Để chăm sóc vườn hoa vườn rau họ vẫn phải bón phân tưới nước,đó là những thứ không thể đội.Họ vẫn gánh trên vai nhưng thay vì quang gánh họ dùng một đôi thùng và đôi móc xích.Những thứ đó vẫn có thể tìm thấy trong nhà bạn.
Viết từ cộng hoà Séc tháng 4 -2014.
NGUYỄN NHƯ THẠNH


Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

SỰ TÍCH HOA DÀNH DÀNH

Làng tôi vốn là làng NƯỚC NỔI-bởi xưa làng rất trũng,lại ở sát ven sông.Mùa khô cả làng xanh ngát bóng cây;.Mùa mưa cả làng chìm trong nước-chỉ trừ những vùng đất cao-nơi có dân cư sinh sống-nhưng nước mưa,nước sông dâng lên cũng mấp mé thềm nhà.Làng tôi vốn ở bên kia sông,cách nay hơn 200 năm có lẻ,các cụ già muốn tìm nơi cho con cháu ở được rộng rãi ,thỏa mái nên di dân sang bên này sông.Vốn là vùng đất trũng,trải biết bao mồ hôi ,nước mắt,kể cả máu đổ trong những trận giao tranh với dân thổ cư ở trong đê,đến nay con cháu mới có một làng nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh.Phải nói rằng,làng tôi mùa nào thức đó.Vườn trồng ổi táo,các loại cây ăn quả:ao tha cá,thả bèo nuôi lợn.Vì ở cạnh sông nên dân làng thương đặt đăng đó,có nhiều hộ dân làm nghề chài lưới.
Đẹp nhất là những đêm trăng,kể cả khi mùa nước dâng lên.Làng như 1 hòn đảo bồng bềnh trong nước.Mùi ổi chín,Cam chín xen lẫn mùi thơm các loại hoa làm cho ai cũng thích,Những đêm trăng,chúng tôi thường ngồi ở lán vó bè của cụ Từ để xem cụ bắt cá,ngắm ánh trăng nhảy múa trên mặt nước;đặc biệt là ngắm màu sáng bàng bạc ,lấp lánh của ánh trăng lướt trên những bông hoa Dành Dành,trông thật kiều diễm,lay động lòng người.
Tuổi thơ tôi nhớ mãi chuyện cụ từ kể về loài hoa trắng tinh khôi,hương thơm lan tỏa khắp làng-Đó là hoa Dành Dành.Làng tôi đi bất cứ xóm ngõ,bờ ao,bờ ruộng,góc vườn cũng đều có hoa Dành Dành mọc.Đến nay cụ Từ đã về với tổ tiên,nhưng tôi nhớ mãi câu chuyện của cụ từ kể cho lũ trẻ nghe:vì sao loài hoa này có tên là hoa Dành Dành...
Chuyện rằng xưa kia ở vùng đất này ,có một cô gái rất xinh,.Môi nàng đỏ như son,da nàng trắng hồng.Nụ cười và ánh mắt của nàng khiến cho biết bao trai làng và trai thiên hạ ngẩn ngơ.Nàng là cô con gái độc nhất của 1 nông dân nghèo.Mẹ mất sớm,bố nàng ở vậy nuôi con.Cứ tưởng khó có ai lọt vào cặp mắt xanh của nàng ,nhưng ít ai ngờ nàng lại yêu say đắm một chàng trai nghèo hiếu học..Mối tình của họ đẹp như ánh trăng rằm.Đêm đêm bên bờ sông,nàng ngồi giặt áo,nhưng thực ra là nghe tiếng đọc bài của chàng trai nghèo .Thế rồi,chàng trai lên đường ứng thi.Nàng chèo thuyền đưa chàng qua sông,bóng chàng khuất dần sau những lùm cây,nàng thẫn thờ chèo đò trở về ...và mang theo lợi hẹn ước vinh quy bái tổ sẽ cưới nàng- của chàng trai hiếu học.
Nhưng thật oái oăm,cuộc đời dễ mấy ai được bình yên mà sống...và nàng tiên nữ của xóm ven sông cũng gặp phải cảnh khốn cùng mà đời danh sẵn cho nàng.
số là,lão chánh tổng người làng bên đã mê mẩn nhan sắc của nàng từ lâu.Nhiều đêm đang ngủ hắn cũng mơ thấy người con gái kiêu sa,thắt đáy lưng ong.Tỉnh dậy ,hắn quyết tâm tìm mọi cách để chiếm đoạt nàng..Dịp đó ,nhân chuyện cha nàng không có tiền nộp sưu thuế;chánh tổng lệnh cho trương tuần lôi ông già khốn khổ ra đình.Sau một hồi gạ gẫm ông lão gả con gái cho cụ chánh không được;lào chánh tổng lệnh cho tuần đinh đánh ông già đến chết với lý do :Trốn Xuất Sưu.Khi ông lão vừa tắt thở,hắn liền cầm tờ giấy bán con gái (Do chính tay chánh tổng viết)-cầm tay ông lão ... ấn điểm chỉ.
Sau đó ,chánh tổng cho người đem ông lão về lều,Đích thân hắn cùng tuần đinh đến nhà bắt người đẹp về làm thiếp.Quá phẫn uất và đau xót trước cái chết của người bố thân yêu,nàng chống cự quyết liệt.,cuối cùng thân cô thế cô,nàng vùng chạy ra sông và lao mình xuống sông, theo dòng nước xiết.
Dân làng tìm mãi mà không thấy xác nàng nổi lên.
Sau khi nàng chết được vài ngày thì chang trai nghèo từ kinh thành trở về.Ngồi trên đò,lòng chàng khấp khởi vui mừng vì sắp gặp được người mà trong lòng chàng vẫn ngày đêm thương nhớ.Khi thuyền gần cập bờ ,bỗng một đọn nước bùng lên,xác của nàng thiếu nữ nổi lên ngay trước mũi thuyền.Chàng trai giật mình khi nhìn thấy nàng ở tư thế ngửa,hai mắt mở to như đang chờ đợi chàng.Chàng trai vội lao xuống ,bế xác người yêu đưa vào bờ.Sau một hồi khóc than thảm thiết bên xác nàng,Chàng vuốt mắt cho nàng,;đột nhiên từ đôi mắt của nàng có hai giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt kiều diễm.Chàng trai nghèo,chôn xác người yêu ngay bên bờ sông trước cửa nhà nàng.Hàng ngày chàng thường ra ngồi bên mộ người yêu.Một hôm chàng bỗng thấy từ nấm mồ của nàng có một mầm cây lạ mọc lên.Chàng chăm chút cây lạ đó,ít lâu sau vào tháng ba năm ấy,cây ra hoa.Hoa có màu trắng tinh khôi,hương thơm nồng nàn như tình yêu của nàng dành cho chàng.Đến kỳ quả của cây già căng,bật tung ra, theo gió hạt cây lan tỏa khắp nơi,.Năm sau cả làng khắp nơi đều có giống cây hoa lạ mọc khắp nơi.Đến kỳ cây ra hoa ,màu hoa trinh trắng,hương hoa thơm nồng,khiến ai cũng thích. Lạ thay ngay ở vườn trước,vừơn sau của nhà lão Chánh tổng cũng có hàng trăm cây hoa LẠ mọc kín cả lố đi.Khi hoa nở mùi hương của hoa có điều gì rất khác;Dân làng thì bảo hoa rất thơm,nhưng cả nhà lão chánh đều nói hoa có mùi của tử thi người chết.Đêm đêm khắp khu vườn nhà lão chánh tổng có tiếng khóc ai oán vang lên.Tiếng khóc gào thảm thiết trong đêm khiến lão chánh tổng không sao ngủ được.Cả nhà lão trong cơn hoảng loạn vì sợ ma.Lão chánh tông thuê mượn nhiều thầy phù thủỷ về trừ tà ,nhưng các thầy đều bó tay.Có thầy nói:VÌ Cụ Chánh ăn ở tệ ,có nhiều người chết oan lên hiện nay họ nhập vào HỒN HOA đến đòi nợ.Lão cho người phá hết cây hoa lạ đi;nhưng càng phá,càng nhổ thì cây mọc càng nhiều.Lão chánh tổng phát điên,rồi bỏ làng đi biệt tích.Chẳng ai biết lão sống chết ra sao.
Đặc biệt cây hoa ở mộ của nàng ,hương thơm lừng,,nhất là về đêm hương hoa càng thơm ngào ngạt.Có người còn quả quyết : vào những đêm dở giời ,đã nhìn thấy nàng thiếu nữ xinh đẹp bước ra từ cây hoa và đi về phía mái lều rách nát của chàng trai.Lạ thay,mỗi khi chàng trai đi đâu thì hầu như toàn thân chàng đều có mùi thơm của cây hoa lạ.Chàng biết đó là tình yêu mà nàng dành riêng cho chàng.Một ngày kia chàng trai vì thương nhớ người yêu nên sầu muộn ,ốm yếu rồi từ giã cõi đời.Trước khi chết ,chằng đã nhờ người xây một ngôi miếu bên cạnh cây hoa lạ.Chàng đặt tên là:MIẾU HOA DÀNH ......
sau này dân làng gọi loài hoa đó là hoa :DÀNH DÀNH.Như muốn nhắc nhở nhau nhớ về mối tình bi thảm của chàng trai nghèo và cô gái xinh đẹp xấu số.Ai cũng ngầm hiểu ý của chàng trai khi đặt tên cho loài hoa này là HOA DÀNH :bởi dường như chàng trai muốn nói :đó là tình yêu chung thủy mà nàng dành cho chàng và chỉ dành cho 1 mình chàng thôi.

ĐẶNG HÙNG (Hội Văn Học NT Thái Bình)


HOA DÀNH DÀNH

Hoa Dành Dành cánh trắng...
Mật hương hoa đơm đầy..
Bão, mưa, nắng dạn dầy...
Cành lá vươn đầy đặn...
Vẫn nhớ lời em dặn,,....
Về quê đầu tháng ba...
Hội làng vang tiếng hát...
Ngát hương hoa Dành Dành...
Hoa trắng nở trắng cành
Tỏa hương thơm ngào ngạt
Đêm rằm trăng lan tỏa
Gió thỏa lòng đưa hương
Đêm hoa đẫm màn sương
Long lanh như giọt ngọc
Đất thì thầm lời thương
Cho tình hoa trinh trắng

Dẫu chân trời xa vắng
Vẫn nhớ làng Thuận Vi
Tháng ba mua hoa nở
Ngát thơm hương Dành Dành
Đặng Hùng (Hội văn học NT thái Bình)